XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thi công công trình ngầm tại TP.HCM: Làm tới đâu, ống nước bể tới đó!

Go down

Thi công công trình ngầm tại TP.HCM: Làm tới đâu, ống nước bể tới đó! Empty Thi công công trình ngầm tại TP.HCM: Làm tới đâu, ống nước bể tới đó!

Bài gửi by Admin Wed Jun 18, 2008 6:46 am

- "Trong khoảng sáu tháng qua đã xảy ra hơn 100 vụ bể đường ống cấp nước. Chúng tôi phải cử nhóm nhân viên túc trực ngoài hiện trường để giải quyết khi có sự cố" - ông Lê Trọng Hiếu, phó giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, cho biết như vậy...

Nhiều đơn vị cấp nước cho biết đã cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế các đường ống cấp nước cho chủ đầu tư, đơn vị thi công của các công trình ngầm nhưng vẫn không ngăn được tình trạng bể ống cấp nước. "Nếu bể những vị trí phức tạp thì mất khá nhiều thời gian mới có thể khắc phục, chưa kể gây ảnh hưởng giao thông và thất thoát nước sạch" - một cán bộ Công ty Cấp nước TP.HCM (Sawaco) nhấn mạnh.

Liên tục bị cúp nước

Hôm 12-6, một số hộ dân trên tuyến đường Trần Bình Trọng (P.3, Q.5) than: "Đã ngày thứ ba mà chẳng có giọt nước máy nào để xài". Trước đó, hàng loạt hộ dân trên tuyến đường này đột ngột bị cúp nước. Nguyên nhân: đơn vị thi công (Công ty Shimizu, Nhật Bản) công trình xây dựng tuyến cống truyền tải nước thải và cải tạo cống hiện hữu thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP đã làm bể, đứt đường ống cấp nước.

Theo thống kê của Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, chỉ trong ngày 11-6 đã có hơn chục hộ dân trên đường Trần Bình Trọng bị cúp nước do đơn vị thi công làm bể đường ống. Không chỉ trên tuyến Trần Bình Trọng mà nhiều tuyến đường khác đang triển khai các công trình ngầm như: đường Trần Văn Kiểu (dự án đại lộ đông - tây), Sư Vạn Hạnh, Huỳnh Mẫn Đạt, Hàm Tử (đều đang triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP) cũng gặp tình trạng tương tự.

Sự cố bể đường ống cấp nước không chỉ xảy ra đối với ống nhánh dẫn vào nhà dân mà những tuyến ống truyền dẫn mạng cấp 3 cũng cùng chung cảnh ngộ. Cụ thể vụ bể ống nước phi 300 tại góc ngã ba Trần Hưng Đạo - Lê Hồng Phong hồi đầu tháng 4-2008 là do nhà thầu (NESJV) thi công hố thông S11 của dự án cải thiện môi trường nước TP. Đây là đường ống chính, cấp nước cho nhiều khu vực tại TP.

Sau khi sự cố xảy ra, hàng loạt khu vực trên địa bàn các quận, huyện 1, 2, 3, 4, 7, 9, Thủ Đức, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Nhà Bè... bất ngờ bị cúp nguồn nước trong nhiều giờ liền (đến trưa hôm sau sự cố mới được khắc phục). Vào ngày 6-4 cũng xảy ra vụ thi công làm bể ống nước trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q.1, Q.5) làm nước chảy tràn lan và ngập cả nhà dân. Ba ngày sau đó, việc thi công một gói thầu khác của dự án cải thiện môi trường trên đường Phan Đăng Lưu (P.7, Q.Phú Nhuận) đã làm gãy tuyến ống cấp nước phi 100 khiến hàng chục hộ dân bị cúp nước kéo dài gần hai tuần liền.

Không thể tránh khỏi bể ống nước?

Ông Đặng Ngọc Hồi, trưởng phân ban quản lý dự án môi trường nước (thuộc Ban quản lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP), thừa nhận: trước khi triển khai các công trình ngầm đều được các đơn vị cấp nước cũng như một số đơn vị khác cung cấp thiết kế những công trình ngầm hiện hữu. Khi tiến hành thi công, nhà thầu thậm chí còn đào lên để xác định vị trí các công trình ngầm, nếu thấy cần phải di dời công trình thì phối hợp với chủ đầu tư để di dời. Tuy nhiên, thực tế các bản vẽ thiết kế vẫn có sai số nhất định, tại một số tuyến đường có mặt bằng thi công quá chật hẹp, ống cấp nước lại dày đặc phía dưới nên không tránh khỏi những va chạm.

Một cán bộ Sawaco cho biết ở các nước việc xây dựng công trình ngầm (cụ thể như một tuyến đường nào đó) được giao cho một đơn vị (gọi là tổng thầu). Đơn vị này thi công cả điện, nước, cấp thoát nước... Còn tại Việt Nam và TP.HCM, mỗi đơn vị "cát cứ một phương", trong khi đó có những khu vực các công trình ngầm như "mạng nhện" dưới lòng đất. Và những công trình ngầm đi sau khó tránh khỏi va chạm với những công trình ngầm đi trước.

Nhiều người cho rằng ngoài yếu tố công trình ngầm nhiều, phát triển tự phát và có sai số so với bản vẽ, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư cũng là yếu tố gây nên sự chồng chéo giữa các công trình ngầm.

Theo phân ban quản lý dự án môi trường nước, thời gian tới sẽ tiếp tục đào hàng loạt tuyến đường để lắp đặt ống thoát nước như: Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Hồ Hảo Hớn, Pasteur, Lê Đại Hành, Mễ Cốc... Hầu hết những tuyến đường này đều có 1-2 công trình ngầm hiện hữu. Làm sao để hạn chế sự va chạm khi triển khai các công trình ngầm? Ông Đặng Ngọc Hồi cho biết tiếp tục tăng cường làm việc với chủ đầu tư các công trình ngầm để di dời nếu thấy cần thiết; đồng thời phối hợp nhanh để giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Thiệt hại không nhỏ

Theo một số đơn vị cấp nước, lượng nước thất thoát qua các vụ bể đường ống do các công trình ngầm gây ra là rất lớn, chưa thể thống kê chính xác. Một cán bộ ban quản lý dự án cải thiện môi trường nước nói đã tốn gần 500 triệu đồng để khắc phục và bồi thường các sự cố bể đường ống cấp nước. Trong khi đó, chỉ tính riêng số tiền truy thu và khắc phục sự cố bể đường ống tại góc Trần Hưng Đạo - Lê Hồng Phong là khoảng 100 triệu đồng. Hiện nhà thầu (NESJV) đang thương lượng với Sawaco về số tiền phải bồi thường từ sự cố này.


QUANG KHẢI
Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết