XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hụt hơi hút nước ngầm

Go down

Hụt hơi hút nước ngầm Empty Hụt hơi hút nước ngầm

Bài gửi by concobebe Tue Apr 13, 2010 12:55 am

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/372884/Hut-hoi-hut-nuoc-ngamnbsp.html


Hụt hơi hút nước ngầm





TTO - Vài năm gần đây nước ngầm ở các tỉnh ĐBSCL tụt
giảm rất nhanh nên hàng ngàn giếng nước ngầm bị mất nước không sử dụng
được.


Hụt hơi hút nước ngầm ImageView
Ngoài nhà máy nước ngầm số 2 này, tại TP Sóc Trăng
còn nhiều nhà máy nước ngầm như: Nhà máy số 1, nhà máy Sung Đinh, nhà
máy nước khu công nghiệp An Hiệp bơm lấy nước ngầm cung cấp cho dân chứ
không sử dụng nguồn nước mặt vì nhiễm phèn, mặn và ô nhiễm - Ảnh: Duy
Khang





Các nhà nghiên cứu ở Đại học Thủy lợi cảnh báo hiện
nước ngầm khu vực này đã tụt hơn 10m, nếu không có biện pháp quản lý
cấp bách, nước ngầm ở ĐBSCL sẽ tụt xuống “mực nước chết” trong 5 năm
nữa.




Hiện nay người dân vẫn vô tư khoan giếng nước ngầm để khai thác vô tội vạ.

Ở nông thôn khu vực ĐBSCL giếng nước ngầm được người
dân gọi là cây nước. Đi mười nhà thì đến tám, chín nhà có cây
nước. Trước đây mọi người gắn cần bơm nhưng vài năm trở lại đây sau khi
khoan cây nước xong liền gắn môtơ điện để bơm nhanh và nhiều nước hơn.




Khoan sâu cả trăm mét vẫn... "tịt vòi"



Ở vùng trồng rau, hành tím chuyên canh ở huyện Vĩnh
Châu (Sóc Trăng) những ngày này nghe vang rền tiếng máy bơm nước; không
phải được bơm lên từ ao đìa hay kênh thủy lợi mà tất cả đều từ các cây
nước ngầm.






Đi dọc theo đường Nam Sông Hậu đang thi công qua địa bàn huyện Vĩnh Châu có thể thống kê được hơn 2.000 cây nước ngầm.
Ông
Trần Thanh Hiện ở xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu cho biết ở nhà có một cây
nước gắn môtơ điện bơm phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngoài rẫy hành lúc
trước có một cây nước khoan sâu 106m có đường ống đường kính 49cm,
nhưng chỉ sử dụng được 2 năm đã “hụt hơi” thường xuyên. Gia đình ông
khoan thêm một cây nước sâu 108m với đường ống phi 60cm đặt máy bơm tốc
độ 40m3/giờ mới bơm đủ nước tưới hành trong những tháng mùa khô.

Khi cây nước bị “hụt hơi” bơm không lên nước, cách đơn giản nhất là cưa ống rồi lấp đất lại... cho gọn.



Tương tự, bên phía xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu (Bạc
Liêu) cây nước cũng mọc lên san sát nhau ở các rẫy dưa hấu, rau cải,
ngò rí…




Và hàng ngàn cây nước đã mọc lên ở huyện Duyên Hải
(Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), An Minh (Kiên Giang), Hòa Bình, thị
xã Bạc Liêu (Bạc Liêu)… để phục vụ nuôi tôm công nghiệp.


Hụt hơi hút nước ngầm ImageView
Trong nhà đã có một cây nước ngầm, ông Tư “cá chẻm”
ở thị xã Bạc Liêu còn khoan thêm hai cây nước cách nhau chỉ hơn 1m để
bơm nước ngầm xuống ao nuôi thủy sản
- Ảnh: Duy Khang



Ông Phạm Văn Chu ở xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu
(Bạc Liêu) thiệt thà kể: “Mấy năm nay nước ngầm ở đây tụt giảm nên
nhiều cây nước bị “hụt hơi” bơm không lên nước. Trước đây tôi có cây
nước đường ống phi 49cm, sâu 106m để bơm liên tục bảy ngày bảy đêm thì
cho máy nghỉ. Có lần bơm đến ngày thứ sáu thì hết nước, cho máy nghỉ 2
ngày rồi bơm tiếp nhưng nước chỉ chảy được 2 ngày rồi... “tịt vòi”
luôn, dù cố gắng thuê máy bơm không khí ngược xuống để nước trào lên
nhưng đành bó tay vì mực nước ngầm đã tụt quá sâu”.




Cạn kiệt và ô nhiễm



Một cây nước bơm xuống đầm tôm trên 1.900m3/ngày đêm
nên với hàng chục ngàn cây nước trên đồng tôm các tỉnh ven biển ĐBSCL
như hiện nay đủ thấy lượng nước ngầm đã và đang bị khai thác nhiều như
thế nào.




Đó là chưa kể lượng nước do nông dân bơm tưới rau màu,
sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và các giếng ngầm khai thác với trữ
lượng lớn của các công ty cấp nước, trung tâm cung cấp nước sạch ở các
tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang... vì những nơi này không
sử dụng được nước mặt nhiễm phèn mặn và ô nhiễm để cung cấp cho nhà máy
nước.




Qua điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên - môi trường các
tỉnh ĐBSCL, chỉ riêng vùng bán đảo Cà Mau có trên 340.000 cây nước ngầm
do người dân quản lý khai thác (trên 7.000 cây nước bị hư hỏng cần phải
trám lại).


Hụt hơi hút nước ngầm ImageView
Ở thị xã Bạc Liêu cũng chi chít giếng nước ngầm dùng để bơm tưới hành tím và ngò rí, rau cải - Ảnh: Duy Khang



Theo ông Lý Nhạn, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Cà Mau, hiện một số nơi nước ngầm tầng nông đã bị nhiễm vi sinh.
Trong
đó tỉnh Cà Mau chiếm số lượng nhiều nhất với khoảng 178.000 cây nước
ngầm và đã có trên 3.500 cây bị hư hỏng cần phải lấp lại khẩn cấp để
tránh ô nhiễm cho tầng nước ngầm.

Tại Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh có khoảng 100.000 giếng
khoan, 82 trạm cấp nước tập trung ở vùng nông thôn và 2 nhà máy cấp
nước tập trung ở khu vực đô thị cùng hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ sử dụng nước ngầm với tổng mức tiêu thụ khoảng trên
400.000m3/ngày đêm.




Đáng báo động là các hộ dân nuôi trồng thủy sản khoan
giếng để sản xuất, sau khi hư hỏng không xử lý đúng kỹ thuật, dẫn đến
nguy cơ thông tầng rất cao.

Các thợ khoan “chui” cứ khoan theo cảm tính, nơi nào
không có nước liền rút giàn khoan để khoan chỗ khác bỏ lại lỗ thủng tạo
ra hiện tượng thông tầng làm nước ngầm nhiễm mặn, vi sinh...



Thông tầng và ô nhiễm tầng nước ngầm cũng xảy ra đối
với các cây nước bị hư nhưng người dân không trám lại kỹ mà lấp đất sơ
sài dễ dẫn đến nguy cơ sụp, lún.



Theo ông Lý Nhạn, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi
trường tỉnh Cà Mau, để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước dưới đất,
mới đây Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Cà Mau quy định tổ chức, cá
nhân muốn khoan cây nước ngầm có công suất khai thác dưới 10m3/ngày đêm
do UBND xã cấp phép và trên 10m3/ngày đêm phải được Phòng Tài nguyên -
môi trường huyện, thành phố cấp phép mới được khoan để khai thác.




Ông Trần Văn Thanh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi
trường tỉnh Sóc Trăng, cũng cho biết chưa đầy mười năm mà mực nước ngầm
ở Sóc Trăng đã sụt giảm gần 3m.

Qua thống kê, toàn tỉnh có đến 78.000 giếng khai thác
nước dưới đất, trong đó có trên 160 giếng khai thác nước tập trung phục
vụ các khu dân cư đông người làm cho mực nước ngầm sụt giảm gần
30cm/năm.




Theo ông Thanh, hiện ngành chức năng đang lập kế hoạch
trám trên 1.500 giếng nước ngầm bị hư để tránh xảy ra tình trạng ô
nhiễm và thông tầng.




Theo quy định, những hộ khoan cây nước tùy theo khối
lượng khai thác ít hay nhiều đều phải xin phép UBND xã, phường, thị
trấn và Phòng Tài nguyên - môi trường các huyện, thành phố để cơ quan
chức năng có biện pháp quản lý nguồn nước dưới đất trước nguy cơ suy
kiệt nghiêm trọng.

DUY KHANG







Khoan sâu hơn trăm mét mới có nước


Hụt hơi hút nước ngầm ImageView
Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đi qua địa bàn
tỉnh Sóc Trăng xuất hiện hàng ngàn giếng nước ngầm để nông dân bơm tưới
rau màu - Ảnh: Duy Khang




Ông
Trần Thanh Hiện ở xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết 5
năm trước chỉ cần khoan sâu 90-95m đã có nước ngọt sử dụng nhưng hiện
nay phải khoan đến 108m.


Còn
ông Phạm Văn Chu ở xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho
rằng thời điểm năm 2005 các hộ trong khu vực khoan giếng sâu 95-100m đã
có nước bơm xuống ao tôm nhưng giờ đây phải khoan 106-108m. Mặc dù
khoan sâu đến vậy nhưng không ít giếng sâu 106m sử dụng được vài tháng
đã “hụt hơi”.
concobebe
concobebe
Thành viên nhiều đóng góp
Thành viên nhiều đóng góp

Nam
Tổng số bài gửi : 65
Age : 36
Đến từ : Vinh Long
Nghề nghiệp : SV
Registration date : 18/01/2008

http://yeuchungthuy.info/forum

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết